Táo bón chức năng ở trẻ nhỏ nếu không điều trị đúng cách sẽ trở thành táo bón kéo dài và rất khó điều trị. Càng để lâu tình trạng này sẽ khiến trẻ càng trở nên khó chịu, đặc biệt đây còn là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển về thể chất của trẻ. Vậy đối với những trường hợp trẻ bị táo bón kéo dài mẹ phải làm sao?
Trẻ bị táo bón kéo dài ngày càng phổ biến
Tỷ lệ trẻ em Việt Nam mắc táo bón sớm ngày càng tăng do lạm dụng các sản phẩm sữa bột từ khi trẻ còn rất nhỏ.
Khi trẻ càng nhỏ, các biện pháp điều trị táo bón càng hạn chế khiến táo bón không được điều trị triệt để. Do vậy số trẻ bị táo bón kéo dài ngày càng gia tăng và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ gặp phải tình trạng táo bón kéo dài là do:
– Táo bón kéo dài do bệnh lý: Khi trẻ mắc một số bệnh lý như phình giãn trực tràng, hẹp hậu môn, trĩ bẩm sinh…sẽ gặp phải tình trạng táo bón từ khi còn rất nhỏ. Trẻ phải chấp nhận sống chung táo bón đến khi tình trạng bệnh lý được giải quyết
– Táo bón kéo dài do táo bón chức năng: Khoảng 95% trường hợp táo bón trẻ nhỏ là táo bón chức năng. Nguyên nhân chính do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. Khi gặp một số tác nhân như: chế độ ăn thiếu chất xơ, nhịn đi cầu, ít vận động, sử dụng thuốc…táo bón chức năng sẽ khởi phát. Nếu điều trị táo bón cho trẻ sai cách sẽ dẫn tới tình trạng táo bón kéo dài
Khi trẻ bị táo bón kéo dài, mẹ cần làm gì?
Khi trẻ bị táo bón kéo dài, việc điều trị phức tạp và cần nhiều thời gian. Việc thay đổi chế độ ăn đơn thuần và lối sống không đem lại hiệu quả. Sử dụng các thuốc chống táo bón như thụt tháo hay mềm phân chỉ giải quyết được tức thời tình trạng táo bón. Ngưng sử dụng thuốc, táo bón sẽ quay lại nhanh chóng.
Ảnh minh họa
Táo bón kéo dài khiến trẻ bị đau đớn, cảm thấy như cực hình mỗi lần đi cầu. Trẻ có phản xạ nhịn đi cầu, không hợp tác, dẫn đến táo bón càng trở nên nghiêm trọng. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và thời gian trẻ bị táo bón mà liệu trình điều trị có thể kéo dài từ 3-6 tháng, thậm chí là một năm.
Giai đoạn 1 (Điều trị tấn công)
Điều quan trọng nhất trong giai đoạn này là nhanh chóng giúp trẻ có thể đi cầu, tống toàn bộ phân ra khỏi cơ thể, giữ cho đường ruột trống rỗng. Giai đoạn này hoàn toàn có thể sử dụng thuốc nhuận tràng mềm phân hoặc thuốc thụt để nhanh chóng giải phóng đường ruột cho bé.
Giai đoạn 2 (Điều trị duy trì)
Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng, quyết định đến sự thành công của cả liệu trình. Giai đoạn duy trì với mục đích tạo cho trẻ 1 thói quen đi cầu đều đặn, điều chỉnh chế độ ăn khoa học, cho cơ thể thời gian tự phục hồi sau táo bón.
Men vi sinh được biết đến là một trong những sản phẩm tốt nhất hiện nay có tác dụng giúp làm mềm phân, tăng nhu động ruột, giảm hiệu quả tình trạng táo bón hiện nay.
Bên cạnh đó, mẹ cần thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống của trẻ:
– Chế độ ăn nhiều chất xơ
– Cung cấp chất lỏng
– Tập thể dục hàng ngày
– Tập thói quen đi vệ sinh
Mẹ hãy giúp trẻ chống táo bón ngay từ bây giờ để tránh tình trạng táo bón kéo dài có thể ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ.