TRẺ KÉM HẤP THU ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN CỦA TRẺ - Bé khỏe mẹ vui

TRẺ KÉM HẤP THU ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN CỦA TRẺ

28/02/2018 | 5:24 Chiều   Lượt xem: 1172

Bé kém hấp thu là tình trạng cơ thể của bé không thể hấp thu đủ chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa. Những trẻ biếng ăn kém hấp thu thường dễ bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân sống, phân nát hơn những đứa trẻ bình thường, đầy bụng chướng hơi, biếng ăn. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể trẻ bị thiếu hụt các vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng quan trọng khác làm trẻ chậm phát triển tinh thần và thể chất, nguy cơ suy dinh dưỡng, thiếu máu, suy giảm miễn dịch, trẻ dễ bị mắc bệnh đặc biệt là bệnh truyền nhiễm và bệnh về đường hô hấp. Vậy trẻ kém hấp thu phải làm sao? Trước hết cần xác định được nguyên nhân gây nên kém hấp thu ở trẻ thì mới có cách điều trị phù hợp.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ kém hấp thu chất dinh dưỡng.

Chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp

Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, thiếu 1 trong 4 nhóm chất thiết yếu: chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất hoặc cho trẻ ăn quá nhiều, cả những thực phẩm khó tiêu. Không chỉ vậy, cách chế biến thức ăn chưa phù hợp với lứa tuổi và sở thích của trẻ, cho trẻ ăn dặm sớm làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng khiến trẻ biếng ăn và hấp thu kém hơn.
Đặc biệt, trẻ ở độ tuổi ăn dặm do sự thay đổi chế độ ăn đột ngột khi bắt đầu chuyển từ ăn sữa sang thức ăn khác sữa nên thường thiếu men vi sinh giúp cho khả năng hấp thụ, dẫn đến rối loạn tiêu hóa thể hiện qua các triệu chứng đầy hơi, trướng bụng, táo bón, tiêu chảy, phân sống…

Thiếu enzyme.

Enzym đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn đó là giúp chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thu. Do vậy, sự thiếu hụt enzyme sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình hấp thu thức ăn của trẻ. Thường gặp đó là thiếu enzyme lactase giúp tiêu hóa sữa và chế phẩm từ sữa, enzyme amylase tiêu hóa tinh bột,..

Rối loạn tiêu hóa.

Hiện tượng này thường xảy ra khi trẻ ăn phải một số loại thực phẩm không đảm bảo an toàn: thực phẩm ôi thiu, chứa hóa chất… Hoặc do trẻ sử dụng thuốc kháng sinh, các loại thuốc điều trị bệnh trong thời gian dài làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Trẻ bị nhiễm kí sinh trùng đường ruột như giun, sán, amip,…cũng gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa, đồng thời cạnh tranh hấp thu với cơ thể trẻ, khiến trẻ dễ bị thiếu máu, thiếu chất.

Biện pháp cải thiện

Đối với trẻ biếng ăn kém hấp thu dinh dưỡng, mẹ cần phải có chế độ chăm sóc phù hợp, đảm bảo trẻ được bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết.

Đầu tiên là cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng. Cho trẻ ăn đủ lượng cần thiết theo nhu cầu của trẻ cũng như lứa tuổi, không ép trẻ ăn quá no. Phải đảm bảo đủ 4 nhóm chất trong mỗi bữa ăn đó là tinh bột ( gạo tẻ trắng), chất đạm ( thịt, tôm, cá, đậu phụ,.…),  chất béo (dầu, mỡ), vitamin và khoáng chất ( rau, củ, trái cây,..). Món ăn cần thay đổi đa dạng bởi chỉ ăn một loại thức ăn có thể sẽ làm cho cơ thể trẻ thiếu những chất khác từ những thức ăn khác và sẽ không có sự tăng trưởng toàn diện.

Cần cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm, chế biến thức ăn phù hợp với hàm răng, sở thích của trẻsẽ giúp trẻ hứng thú hơn trong ăn uống.  Không nên cho trẻ ăn vặt vào trước bữa ăn vì có thể khiến trẻ ngang dạ. Thay vì 3 bữa ăn/ngày, mẹ nên cho bé ăn thành 5-6 bữa giúp bé ăn được nhiều hơn và hấp thu tốt hơn.
Cho trẻ uống đủ sữa mỗi ngày, tuy nhiên lưu ý với những trẻ thiếu enzyme lactase để tiêu hóa đường lactose trong sữa thì cần chọn sữa không chứa đường lactose.

Giữ gìn vệ sinh chân tay, đồ chơi, nhà cửa sạch sẽ, tẩy giun định kì cho trẻ (với trẻ trên 1 tuổi).

Khuyến khích trẻ tăng cường vận động, chạy nhảy sẽ giúp trẻ khỏe mạnh, tiêu hóa tốt hơn.

Với trẻ kém hấp thu thì việc bổ sung men vi sinh là yếu tố rất cần thiết để nâng cao chất lượng hoạt động của hệ tiêu hóa. Lời khuyên cho các mẹ là nên lựa chọn men vi sinh Golden Lab từ kim chi Hàn Quốc, với ưu điểm mà những loại men khác không có được đó là chứa cả 2 thành phần:

  • Probiotic: Gồm nhiều chủng vi khuẩn sinh acid lactic chọn lọc khác nhau (L.plantarum, E.faecium, L.casei, L.acidophilus, P.pentosaceus, L.senteroides) có những chức năng riêng biệt trên mỗi khu vực trong đường ruột bao gồm tác dụng như làm giảm tỷ lệ mắc và giảm thời gian tiêu chảy ở trẻ em lẫn người lớn, loại trừ và kìm hãm sự phát triển của những vi khuẩn có hại, tăng cường khả năng hấp thu của hệ tiêu hoá, giảm thiểu những rối loạn tiêu hoá bởi điều trị kháng sinh, chống táo bón, cải thiện bất dung nạp đường lactose do sữa gây nên, chống đầy hơi, chướng bụng.
  • Prebiotic chính là Fructo Oligosaccharide (gọi tắt là FOS- chất xơ hòa tan từ thực vật) được xem là thức ăn của những vi khuẩn sống có lợi. Chính vì vậy Prebiotics giúp nuôi dưỡng và làm tăng số lượng vi khuẩn có lợi ở đường ruột, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng đặc biệt là canxi, làm mềm, xốp phân, phòng ngừa táo bón.
  • Golden LAB được các bác sĩ khuyên sử dụng cho trẻ em và người lớn trong các trường hợp:
  1. Bị rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy, táo bón, đầy hơi.
  2. Cần hỗ trợ tăng cường hấp thu dưỡng chất.
  3. Không uống được sữa do bất dung nạp đường Lactose.
Đánh giá bài viết

healthplus
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận


    Báo cáo bài viết

    Bài viết cùng chuyên mục

    Trẻ sơ sinh tiêu chảy, mẹ có nên kiêng khem?

    Trước khi ra đời, dây rốn chính là dây nối khăng khít nhất giữa mẹ và bé. Sau khi chào đời, sữa mẹ sẽ thay thế dây rốn mang đến cho trẻ nguồn dinh dưỡng, kháng thể và tất cả những gì trẻ cần để lớn lên và hoàn thiện. Vậy nên, với mỗi đứa...

    Những mối lo ngại khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

    Không giống như tình trạng táo bón dễ nhận biết, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường biểu hiện ở sự thay đổi trong cách đi tiêu nhưng nếu không để ý kỹ, cha mẹ thường khó nhận ra. Vậy trẻ đi ngoài mấy lần là tiêu chảy? Phân còn sệt có là tiêu chảy...

    4 sai lầm “chết người” của mẹ khi chăm sóc trẻ tiêu chảy

    Theo những nghiên cứu mới nhất, tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ hai gây tử vong chỉ sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Một trong những lý do khiến trẻ có nguy cơ tử vong cao do tiêu chảy là sự thiếu hiểu biết của các mẹ dẫn đến những sai lầm trong...

    Trẻ có thể tử vong nếu mẹ bù nước, điện giải sai cách

    Ngày hè là thời điểm “nóng” của dịch bệnh tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đây cũng được coi là một nỗi ám ảnh của các mẹ, bởi tiêu chảy không chỉ khiến con mệt mỏi, biếng ăn, chậm tăng cân mà có thể còn gây ra những hệ lụy nguy hiểm hơn...

    
    © 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
    Back to Top