TRẺ KÉM HẤP THU NÊN ĂN GÌ ? - Bé khỏe mẹ vui

TRẺ KÉM HẤP THU NÊN ĂN GÌ ?

08/01/2018 | 10:49 Chiều   Lượt xem: 1391

Trẻ kém hấp thu nên ăn gì?

Có khi nào các mẹ tự hỏi vì sao con ăn nhiều mà không lớn thay vì hàng ngày chỉ ép con ăn tất cả những đồ ăn mẹ nấu chưa? Mẹ có biết rằng, trẻ rất dễ gặp phải tình trạng kém hấp thu hay không? Nguyên nhân dẫn dến tình trạng trẻ kém hấp thu có thể do trẻ thiếu enzyme tiêu hóa hoặc do triệu chứng của một số bệnh gây nên. Thực đơn dưới đây sẽ giúp cha mẹ cải thiện tình trạng kém hấp thu của con.

Cháo chim cút

Chắc hẳn các mẹ đều biết rằng, chim cút rất giàu chất đạm và khoáng chất có tác dụng giúp trẻ tăng cường hấp thu một cách hiệu quả. Mẹ lưu ý, nên cho trẻ ăn món này khi trẻ được 15 tháng tuổi mẹ nhé.

Để chế biến được món ăn này mẹ cần chuẩn bị những nguyên liệu sau: 1 con chim cút (từ 250-300g), 30g gạo nếp, 30g vỏ quýt khô và 50g gạo tẻ.

Quy trình chế biến: Trước tiên, mẹ làm sạch chim cút (bỏ ruột, phổi, phần mỏ và chân) rồi đem ướp với một chút nước mắm trong vòng 20 phút để thịt được ngấm gia vị. Vỏ quýt đem tán hoặc xay thành bột cho vào bụng chim cút. Gạo tẻ và gạo nếp mẹ trộn lẫn, vo sạch. Cho chim cút vào ninh đến khi chín mềm thì cho gạo vào ninh tiếp đến khi sánh lại. Món chim cút thơm lừng, hấp dẫn đã sẵn sàng để phục vụ con yêu rồi đây.\

Súp khoai tây phô-mai

Đây là món ăn không chỉ có mùi vị hấp dẫn mà còn chứa nhiều protein, vitamin, canxi… giúp trẻ ăn ngon miệng hơn và hệ tiêu hóa hấp thu tốt hơn. Món ăn này đặc biệt phù hợp với trẻ ăn dặm và trẻ được 8 tháng tuổi trở lên.

Nguyên liệu để chế biến món ăn bao gồm: 1 củ nhỏ khoai tây, 30g thịt lợn, 1-2 viên phô mai và 200ml nước dùng.

Cách thực hiện: Khoai tây, mẹ đem hấp chín, tán nhuyễn. Thịt lợn thái nhỏ băm sơ rồi xay nhuyễn với một chút nước rồi đun sôi. Sau đó mẹ cho khoai tây vào. Khi hỗn hợp sệt lại cho phô mai vào ngoáy đều đến khi tan. Lúc này món ăn đã hoàn tất, mẹ chỉ cần nêm thêm một chút gia vị cho vừa ăn là món ăn đã hoàn tất rồi đấy.

Cháo cua cà rốt

Cua biển rất giàu kẽm, vitamin không chỉ giúp cải thiện hệ miễn dịch mà còn giúp tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng. Đây là món ăn không thể thiếu mà mẹ cần bổ sung ngay vào thực đơn chăm sóc trẻ kém hấp thu.

Nguyên liệu cần có: 20 cua thịt, 20g cà rốt, 20g ngô bắp.

Thực hiện: Đầu tiên, mẹ đem luộc cua với một chút xả và gừng. Khi cua chín vớt ra nước lạnh để thịt giữ được vị ngọt. Mẹ hãy cẩn thận gỡ thịt cua ra tránh để vỏ cua sót trong thịt. Sau đó, mẹ gọt tách ngô lấy hạt, xay nhuyễn cùng với 90ml nước, lọc bỏ bã. Bắc nước ngô lên bếp đun, cho cà rốt vào đun cùng đến khi nhừ. Thịt cua mẹ đem xào với chút hành phi thơm. Cuối cùng, mẹ đổ phần súp vào bát, rắc thịt cua lên trên và hoàn thành món ăn.

Mách nhỏ: Kết hợp với việc chế biến thực đơn dinh dưỡng, mẹ nên tham khảo việc cho trẻ sử dụng men vi sinh  để tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng hiệu quả. Men vi sinh có khả năng cung cấp một lượng lớn lợi khuẩn khỏe manh cho cơ thể. Lợi khuẩn sản xuất ra môi trường acid giúp tăng khả năng hấp thu sắt, canxi và nhiều chất khoáng khác, hỗ trợ tổng hợp các loại vitamin cần thiết. Khi hệ lợi khuẩn khỏe mạnh, sẽ kích trẻ ăn ngon miệng hơn. Hiện nay, nhiều bà mẹ thông thái đã lựa chọn men vi sinh được sản xuất bằng công nghệ hiện đại nhất – công nghệ bao kép Lap2pro.

Để liên tục được tư vấn và theo dõi các thông tin dinh dưỡng cho con trẻ liên quan đến sữa, tr biếng ăn, bé b tiêu chytr táo bón,… hãy gọi theo số 0439.959.969 – 1900.545439 hoặc gửi mail đến hòm thư bác sĩ Hải: bslethihai@bekhoemevui.vn để được tư vấn, giải đáp miễn phí.

Đánh giá bài viết

healthplus
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận


    Báo cáo bài viết

    Bài viết cùng chuyên mục

    Trẻ sơ sinh tiêu chảy, mẹ có nên kiêng khem?

    Trước khi ra đời, dây rốn chính là dây nối khăng khít nhất giữa mẹ và bé. Sau khi chào đời, sữa mẹ sẽ thay thế dây rốn mang đến cho trẻ nguồn dinh dưỡng, kháng thể và tất cả những gì trẻ cần để lớn lên và hoàn thiện. Vậy nên, với mỗi đứa...

    Những mối lo ngại khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

    Không giống như tình trạng táo bón dễ nhận biết, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường biểu hiện ở sự thay đổi trong cách đi tiêu nhưng nếu không để ý kỹ, cha mẹ thường khó nhận ra. Vậy trẻ đi ngoài mấy lần là tiêu chảy? Phân còn sệt có là tiêu chảy...

    4 sai lầm “chết người” của mẹ khi chăm sóc trẻ tiêu chảy

    Theo những nghiên cứu mới nhất, tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ hai gây tử vong chỉ sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Một trong những lý do khiến trẻ có nguy cơ tử vong cao do tiêu chảy là sự thiếu hiểu biết của các mẹ dẫn đến những sai lầm trong...

    Trẻ có thể tử vong nếu mẹ bù nước, điện giải sai cách

    Ngày hè là thời điểm “nóng” của dịch bệnh tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đây cũng được coi là một nỗi ám ảnh của các mẹ, bởi tiêu chảy không chỉ khiến con mệt mỏi, biếng ăn, chậm tăng cân mà có thể còn gây ra những hệ lụy nguy hiểm hơn...

    
    © 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
    Back to Top