Với một đứa trẻ bất dung nạp lactose mẹ không nhất thiết phải loại bỏ hoàn toàn sữa ra khỏi chế độ ăn của bé? Vậy nhưng, phải cho trẻ ăn những gì, kiêng ăn những gì lại là vấn đề đau đầu với các mẹ.
Trẻ mắc chứng bất dung nạp lactose sẽ gặp các vấn đề khi tiêu hóa các loại thực phẩm có chứa lactose do cơ thể không tiết hoặc tiết ra không đủ enzym lactase thủy phân đường lactose để hấp thu qua ruột non. Do vậy, trẻ có thể cảm thấy đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy khi uống sữa, ăn phô mai, kem hoặc bất cứ thực phẩm gì có chứa lactose.
Trẻ bị bất dung nạp đường lactose nếu không uống được sữa thì mẹ phải cho trẻ uống gì?
1. Trẻ nên tránh các loại thực phẩm nào khi bị bất dung nạp đường lactose
Sữa
Nguồn thực phẩm dồi dào lactose nhất đầu tiên phải kể đến sữa bao gồm sữa công thức, sữa bò, sữa dê, sữa cừu và sữa mẹ. Tùy thuộc vào mức độ phản ứng của cơ thể đối với những lượng lactose khác nhau mà mẹ nên cân nhắc hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia về việc nên cắt giảm hay loại bỏ hoàn toàn các loại sữa có chứa lactose trong khẩu phần ăn của trẻ.
Chế phẩm từ sữa
Các chế phẩm từ sữa như bơ, kem và phô mai cũng có thể chứa hàm lượng lactose cao và có thể gây ra những khó chịu nhất định với các bé không dung nạp được đường lactose. Tuy nhiên mẹ có thể cho trẻ ăn một số loại sản phẩm từ sữa có hàm lượng lactose thấp như sữa chua, phô mai cứng nếu con không quá nhạy cảm với lactose. Mẹ nên cho thử cho bé ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau để tìm ra loại mà trẻ có thể ăn vì sữa và các chế phẩm từ sữa có lượng calci rất dồi dào cần cho sự phát triển của trẻ.
Thực phẩm và đồ uống khác
Bên cạnh sữa và các sản phẩm từ sữa, các thực phẩm và đồ uống khác đôi khi cũng chứa lactose mà trẻ có thể cần tránh như: – Sốt mayonaise – Bánh quy – Chocolate – Đường tinh luyện – Bánh bông lan – Bánh mỳ, bánh nướng – Một số loại ngũ cốc – Khoai tây và súp ăn liền – Một số loại thực phẩm đông lạnh, đóng hộp như giăm bông,..
Lactose có mặt trong rất nhiều thực phẩm và thuốc. Chúng có thể trở thành nguyên nhân gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ.
Một số loại thực phẩm khác có thể không được liệt kê trên nhưng nếu con mắc chứng bất dung nạp lactose mẹ nên kiểm tra kỹ thành phần trên nhãn mác sản phẩm trước khi mua cho bé dùng.
Thuốc
Các nhà sản xuất hiện nay có thể cho thêm lactose hoặc sữa vào thành phần của một số loại thuốc và thực phẩm chức năng. Dù chỉ là một lượng rất nhỏ nhưng có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng với trẻ nếu cơ thể bé vốn đã phản ứng với một lượng nhỏ lactose hoặc bé đang dùng nhiều loại thuốc khác nhau cùng một lúc.
2. Trẻ nên ăn gì khi mắc chứng bất dung nạp lactose?
Các
loại thực phẩm và đồ uống có thể thay thế sữa và các chế phẩm từ sữa:
– Sữa đậu nành, sữa chua và một số loại phô mai – Sữa làm từ gạo, yến mạch, đậu nành, hạnh nhân, dừa, khoai tây – Các loại sữa công thức, sữa bò được đặc chế không có thành phần lactose.
Mẹ
cũng có thể chọn những sản phẩm không chứa lactose, giàu calci như:
– Các loại rau lá xanh như súp lơ, cải xoăn, cải bắp, đậu bắp – Đậu nành – Đậu phụ – Các loại đậu – Các loại cá có xương ăn được như cá hồi, cá mòi – Bánh và bất cứ món nào làm bằng bột được tăng cường calci – Cốm bổ sung calci nano, vitamin D3 và Mk7 để bổ sung calci cho trẻ được tốt nhất và hiệu quả nhất ngoài các nguồn từ thực phẩm tự nhiên (mẹ có thể tham khảo bộ sản phẩm bổ sung calci cốm Pre Vipteen 2&3 và viên uống Vipteen theo nhu cầu và độ tuổi)
Lợi khuẩn đường tiêu hóa là thứ mẹ không nên bỏ qua. Các chủng lợi khuẩn Lactobacillus và Bifidobacterium đã được nghiên cứu lâm sàng có tác dụng trong việc tăng sinh enzym lactase, hỗ trợ việc tiêu hóa đường lactose tốt hơn, nhanh chóng cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa do bất dung nạp lactose. Thị trường hiện này không nhiều loại men vi sinh chứa 2 chủng lợi khuẩn này, trong đó men vi sinh Golden Lab được nhiều chuyên gia đánh giá cao trong việc phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện tình trạng bất dung nạp lactose ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Nếu mẹ có thắc mắc gì về vấn đề tiêu hóa của trẻ, hãy nhanh chóng liên hệ ngay với chuyên gia Ths.Bs. Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) theo tổng đài tư vấn 0896.509.509 hoặc gửi thư qua hòm mail: bslethihai@bekhoemevui.vn.
5/5 - (1 bình chọn)
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
Trước khi ra đời, dây rốn chính là dây nối khăng khít nhất giữa mẹ và bé. Sau khi chào đời, sữa mẹ sẽ thay thế dây rốn mang đến cho trẻ nguồn dinh dưỡng, kháng thể và tất cả những gì trẻ cần để lớn lên và hoàn thiện. Vậy nên, với mỗi đứa...
Không giống như tình trạng táo bón dễ nhận biết, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường biểu hiện ở sự thay đổi trong cách đi tiêu nhưng nếu không để ý kỹ, cha mẹ thường khó nhận ra. Vậy trẻ đi ngoài mấy lần là tiêu chảy? Phân còn sệt có là tiêu chảy...
Theo những nghiên cứu mới nhất, tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ hai gây tử vong chỉ sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Một trong những lý do khiến trẻ có nguy cơ tử vong cao do tiêu chảy là sự thiếu hiểu biết của các mẹ dẫn đến những sai lầm trong...
Ngày hè là thời điểm “nóng” của dịch bệnh tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đây cũng được coi là một nỗi ám ảnh của các mẹ, bởi tiêu chảy không chỉ khiến con mệt mỏi, biếng ăn, chậm tăng cân mà có thể còn gây ra những hệ lụy nguy hiểm hơn...
Những “kẻ thù” gây tiêu chảy cho bé trong mùa hè Tiêu chảy ở trẻ nhỏ là bệnh thường gặp phải trong mùa hè, mùa hè cũng là khoảng thời gian xuất hiện nhiều “kẻ thù” gây bệnh tiêu chảy nhiều nhất. Các mẹ hãy cùng Bekhoemevui.vn điểm qua những “kẻ thù” nguy hiểm nhất…