TRẺ SƠ SINH BỊ ĐẦY HƠI CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? | BKMV

Trẻ sơ sinh bị đầy hơi có nguy hiểm không?

22/05/2018 | 10:02 Sáng   Lượt xem: 945

 

Trẻ sơ sinh hay bị đầy hơi chướng bụng do hệ tiêu hóa của bé còn non yếu, hoạt động chưa hiệu quả. Điều này khiến cha mẹ lo lắng, không biết trẻ bị như vậy có nguy hiểm không và làm thế nào để hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh bị đầy hơi. Để trả lời cho các thắc mắc này của cha mẹ, chúng ta hãy tìm hiểu kỹ hơn chứng bệnh này qua bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân và dấu hiệu khi trẻ sơ sinh bị đầy hơi

Trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng là một trong những dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa, kèm theo đó là các dấu hiệu chán ăn, bỏ bú, quấy khóc, bú thường bị nôn trớ, bụng căng trướng và cứng hơn bình thường. Điều này tưởng chừng không nguy hiểm nhưng trẻ mắc trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe và sự phát triển.

Đầy hơi chướng bụng xuất hiện ở trẻ sơ sinh nguyên nhân thứ nhất là do chế độ dinh dưỡng của trẻ chưa hợp lý, cha mẹ cho trẻ ăn dặm quá sớm khiến dạ dày của trẻ không có đủ lượng dịch vị để tiêu hóa các thức ăn này dẫn đến tình trạng ứ đọng, lên men và sinh hơi.

Nguyên nhân thứ hai dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị đầy hơi là do chế độ ăn uống của các mẹ khi đang cho con bú chưa hợp lý. Sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé thời kỳ này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Các mẹ trong thời kỳ này nên ăn uống các thực phẩm dễ tiêu và đầy đủ dinh dưỡng như rau xanh, thịt, cá, tôm… hạn chế các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

trẻ sơ sinh bị đầy hơi có nguy hiểm không 1

Ảnh minh họa

Thứ ba là do cho trẻ uống sữa ngoài quá sớm. Dinh dưỡng của trẻ sơ sinh chủ yếu là từ sữa mẹ, cho trẻ sơ sinh dùng sữa ngoài khiến đường ruột  của trẻ chưa kịp thích nghi, ngoài ra trong sữa ngoài còn chứa một số thành phần lâu tiêu không thích hợp với trẻ sơ sinh có thể khiến trẻ bị đầy bụng, nôn trớ.

Một nguyên nhân nữa gây nên tình trạng trẻ sơ sinh bị đầy hơi là trẻ bị nhiễm khuẩn do uống sữa ngoài hoặc đồ dùng cho trẻ ăn uống không được vệ sinh sạch sẽ, điều này sẽ dẫn đến tình trạng ngộ độc, tiêu chảy cho trẻ. Ngoài ra cung cấp quá ít nước cho trẻ cũng khiến đường ruột bị khô, thức ăn khó tiêu hóa dẫn đến táo bón.

Một số phương pháp giảm đầy hơi ở trẻ sơ sinh

Ợ hơi là một phương pháp hữu hiệu giúp bé giảm tình trạng trẻ sơ sinh bị đầy hơi. Cho nhiều tư thế để các mẹ giúp bé ợ hơi: có thể vác bé lên vai, cho bé nằm sấp lên đùi hoặc ngồi với tay đỡ sau lưng và đầu bé…Tư thế tốt nhất là đặt bé nằm sấp trên cánh tay của bạn, bàn tay đỡ lấy cằm bé, tay còn lại vỗ nhẹ lên lưng bé, nếu đặt sức ép lên bụng bé khí thừa sẽ được tống ra nhiều hơn và bé sẽ dễ chịu hơn.

Cho trẻ bú đúng tư thế hạn chế việc trẻ nuốt phải nhiều hơi khi bú đồng nghĩa với việc giảm cảm giác đầy hơi chướng bụng, nôn trớ cho trẻ. Nếu bé bú mẹ, các mẹ chú ý luôn giữ đầu bé cao hơn dạ dày để sữa sẽ chảy xuống đáy dạ dày còn hơi sẽ ở bên trên dễ dàng hơn cho việc ợ hơi loại bỏ khí dư. Nếu bé bú bình, nghiêng bình sao cho sữa ngập núm vú để trẻ không nuốt phải nhiều khí trong quá trình bú.

Dụng cụ cho bú không phù hợp cũng khiến bé bị đầy hơi chướng bụng, nếu lỗ của núm ti quá nhỏ sẽ khiến bé mất rất nhiều sức và hít phải nhiều hơi khi bú, nếu lỗ ti quá lớn dễ làm bé bị sặc vậy nên cha mẹ nên chọn bình sữa có thiết kế đầu ti phù hợp hoặc có hệ thống van kiểm soát .

Giúp trẻ sơ sinh bị đầy hơi tự đẩy hơi thừa bằng cách cho bé nằm sấp hoặc các động tác đạp chân. Mẹ hãy đặt trẻ nằm sấp giúp trẻ dễ dàng tống hơi thừa ra ngoài nhờ áp lực lên dạ dày. Ngoài ra bạn cũng có thể massage bụng bé theo vòng tròn giúp bé thoát khí. Tuy nhiên các biện pháp này không nên thực hiện khi bé vừa ăn hoặc bú xong.

Cho bé thực hiện các động tác đạp chân như đạp xe đạp vừa tạo cho bé cảm giác thích thú vừa giúp trẻ sơ sinh bị đầy hơi tống hơi thừa giảm đầy hơi chướng bụng hiệu quả. Cũng không thực hiện động tác này khi bé vừa ăn xong.

 

Đánh giá bài viết

healthplus
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận


    Báo cáo bài viết

    Bài viết cùng chuyên mục

    Trẻ sơ sinh tiêu chảy, mẹ có nên kiêng khem?

    Nội dung chínhNguyên nhân và dấu hiệu khi trẻ sơ sinh bị đầy hơiMột số phương pháp giảm đầy hơi ở trẻ sơ sinh Trước khi ra đời, dây rốn chính là dây nối khăng khít nhất giữa mẹ và bé. Sau khi chào đời, sữa mẹ sẽ thay thế dây rốn mang đến cho...

    Những mối lo ngại khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

    Nội dung chínhNguyên nhân và dấu hiệu khi trẻ sơ sinh bị đầy hơiMột số phương pháp giảm đầy hơi ở trẻ sơ sinh Không giống như tình trạng táo bón dễ nhận biết, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường biểu hiện ở sự thay đổi trong cách đi tiêu nhưng nếu không để...

    4 sai lầm “chết người” của mẹ khi chăm sóc trẻ tiêu chảy

    Nội dung chínhNguyên nhân và dấu hiệu khi trẻ sơ sinh bị đầy hơiMột số phương pháp giảm đầy hơi ở trẻ sơ sinh Theo những nghiên cứu mới nhất, tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ hai gây tử vong chỉ sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Một trong những lý do khiến...

    Trẻ có thể tử vong nếu mẹ bù nước, điện giải sai cách

    Nội dung chínhNguyên nhân và dấu hiệu khi trẻ sơ sinh bị đầy hơiMột số phương pháp giảm đầy hơi ở trẻ sơ sinh Ngày hè là thời điểm “nóng” của dịch bệnh tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đây cũng được coi là một nỗi ám ảnh của các mẹ, bởi tiêu...

    
    © 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
    Back to Top