TRẺ SUY DINH DƯỠNG CẦN ĂN BỔ SUNG NHỮNG GÌ
28/02/2018 | 5:27 Chiều Lượt xem: 1620
Suy dinh dưỡng ở trẻ là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tăng trưởng cân nặng và chiều cao cũng như sự phát triển chung của trẻ.
Theo tiêu chuẩn cân nặng/tuổi, suy dinh dưỡng được chia ra làm 3 độ:
– Suy dinh dưỡng độ I: Trọng lượng còn 90% so với tuổi
– Suy dinh dưỡng độ II: Trọng lượng còn 75% so với tuổi.
– Suy dinh dưỡng độ III: Trọng lượng còn dưới 60% so với tuổi.
Suy dinh dưỡng ở trẻ nếu không được can thiệp sớm có thể khiến trẻ bị thấp còi, chậm phát triển ý thức và trí tuệ, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, viêm đường hô hấp, thậm chí là tử vong. Để điều trị suy dinh dưỡng ở trẻ quan trọng nhất là phải biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng và trẻ em suy dinh dưỡng nên ăn gì?
Biểu hiện của trẻ suy dinh dưỡng.
– Không lên cân hoặc giảm cân.
– Teo mỡ ở cánh tay, thịt nhão.
– Da xanh, tóc thưa rụng dễ gãy, đổi màu.
– Ăn kém, hay bị rối loạn tiêu hóa: ỉa chảy, phân sống.
– Thể nặng: có phù hoặc teo đét, có thể biểu hiện của thiếu vitamin gây quáng gà, khô giác mạc dẫn đến loét giác mạc. Hiện nay thể nặng hiếm gặp.
Khi cha mẹ thấy con có các biểu hiện như trên, khoảng 2-3 tháng không lên cân hoặc có thể giảm cân thì cần cho bé đi khám chuyên gia dinh dưỡng để được phát hiện và cải thiện kịp thời.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ:
– Sai lầm về phương pháp nuôi dưỡng: Trẻ thiếu hoặc không có sữa mẹ, cai sữa mẹ sớm; ăn dặm không đúng cách; cha mẹ chưa biết cách lựa chọn thực phẩm phù hợp cho trẻ, chế biến thức ăn không hợp với khẩu vị, lứa tuổi của trẻ.
– Do thể tạng dị tật: Trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, các dị tật sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh.
– Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa; nhiễm ký sinh trùng như giun, sán; biến chứng sau các bệnh như sởi, lỵ, đặc biệt là tiêu chảy kéo dài dẫn tới nhiễm khuẩn.
– Trẻ sinh ra trong các gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, đông con, không đủ thực phẩm để ăn; trẻ sinh non, suy dinh dưỡng bào thai hoặc các dị tật bẩm sinh.
Vậy trẻ suy dinh dưỡng nên ăn gì, ngoài ra cha mẹ cần chú ý những vấn đề gì khác?
Trẻ suy dinh dưỡng cần ăn gì? Dưới đây là một số chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng:
- Với trẻ dưới 6 tháng tuổi: Nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé là sữa mẹ. Các bà mẹ cần cho trẻ bú theo nhu cầu bất kể là ban ngày hay ban đêm, chế độ ăn của mẹ cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, những thực phẩm tốt cho mẹ cho con bú như: cá, thịt bò, trứng, sữa,… Nếu mẹ ít sữa hoặc mất sữa thì bổ sung thêm sữa công thức phù hợp cho con, nên chọn sữa cao năng lượng như Honilic, P100, Similac Neosure,… Cho bé uống đến khi bé bắt kịp đà tăng trưởng thì chuyển sang cho bé dùng các loại sữa công thức bình thường.
- Với trẻ trên 6 tháng tuổi:
+ Cần tăng lượng protein: Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn: Tăng dần calo/kg từ 90-150 Kcalo/kg/ngày, và tăng dần lượng protein từ 2g/kg lên 5-7 g/kg/ngày. Nên dùng các loại có nguồn gốc động vật như: trứng, thịt, sữa, cá, tôm, cua… và có thể dùng các protein có nguồn gốc thực vật như đậu, đỗ, lạc, vừng.
+ Tăng lượng dầu mỡ, băm nhỏ thực phẩm, nấu mềm: Cần tăng dầu mỡ cho bữa ăn hàng ngày của trẻ vì dầu mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm. Khi chế biến phải băm nhỏ thực phẩm, nấu mềm, nêm nếm phù hợp với khẩu vị của trẻ.
+ Tăng bữa ăn: Cho trẻ ăn 5 – 6 bữa/ngày thay vì 3 bữa. Nếu bé ăn ít vào bữa chính thì cha mẹ cần tích cực cho bé ăn bù vào các bữa phụ.
Về môi trường sống và sinh hoạt:
- Tạo cho bé môi trường sinh sống vui tươi, tích cực và trong lành.
- Không nên quá kiêng khem trong chế độ ăn. Khi trẻ bị bệnh, cần đi khám và điều trị triệt để, không nên tự ý điều trị, đặc biệt là với những trẻ bị suy dinh dưỡng. Cho bé tiêm chủng đúng lịch để ngăn ngừa bệnh tật.
- Trẻ trên 2 tuổi cần định kỳ tẩy giun 6 tháng/ lần để loại trừ nguyên nhân bé biếng ăn và tăng cân chậm do nhiễm giun sán.
- Khuyến khích bé vận động hằng ngày: Việc vận động giúp bé tiêu hao năng lượng, đồng thời kích thích nhu động đường tiêu hóa cũng giúp bé ăn uống ngon miệng hơn.

Bên cạnh các giải pháp tác động vào chế độ ăn uống và sinh hoạt của trẻ thì bạn cũng cần giúp bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh bằng việc bổ sung các chế phẩm men vi sinh. Men vi sinh cung cấp những vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Các vi khuẩn này lên men thức ăn, sản xuất acid lactic, acid hóa đường ruột và ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn có hại, hạn chế nhiễm trùng tiêu hóa, khắc phục tình trạng loạn khuẩn ruột, giúp cho hệ miễn dịch tại đường ruột tăng cường hoạt động. Nhờ đó, hệ tiêu hóa khỏe mạnh để thực hiện tốt chức năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn để bé ăn ngon miệng và tăng cân tốt hơn.
Nên chọn những chế phẩm men vi sinh có bổ sung cả 2 thành phần: lợi khuẩn ( Probiotics) và chất xơ hòa tan ( Prebiotics). Prebiotics vừa ngăn ngừa táo bón, vừa là nguồn thức ăn hữu ích để gia tăng số lượng lợi khuẩn. Men cần được bảo toàn đến tận vị trí tác dụng ( lòng ruột) mà không bị phân hủy bởi dịch mật và dịch vị dạ dày thì cần có công nghệ bào chế bao kép hiện đại. Men vi sinh Golden Lab đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trên, giúp bé tiêu hóa tốt, ăn uống ngon miệng, tăng hấp thu dưỡng chất và tăng cân tốt hơn, phòng ngừa rối loạn tiêu hóa.
Trẻ suy dinh dưỡng thường có sức đề kháng kém hơn những trẻ bình thường, đó là lí do bé hay bị ốm, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp. Vì vậy, tăng cường sức đề kháng cho trẻ suy dinh dưỡng cũng là một nhiệm vụ rất quan trọng. Immune Alpha và Collostrum từ lâu được biết đến với tác dụng tăng đề kháng và tăng miễn dịch rất tốt, cha mẹ có thể chọn các sản phẩm có chứa 2 thành phần trên. Nên tham khảo cho bé sử dụng sản phẩm PreVipteen2, vừa có đủ 2 thành phần trên, vừa có thêm canxi nano và các dưỡng chất cần thiết cho xương, giúp bé khỏe mạnh, phát triển hệ xương răng và chiều cao tối đa.
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger