Trị dứt điểm táo bón ở trẻ

Trị dứt điểm táo bón ở trẻ

29/12/2014 | 8:31 Sáng   Lượt xem: 1868

Trị dứt điểm táo bón ở trẻ

Táo bón là một triệu chứng hay gặp ở trẻ em với biểu hiện dễ nhận thấy thông qua việc giảm số lần đại tiện bình thường, khó và đau khi đại tiện do phân rắn hoặc quá to. Táo bón làm trẻ có cảm giác khó chịu, quấy khóc, mệt mỏi và sút cân…

1. Tập thói quen đi vệ sinh

be-ve-sinh

Ảnh: Sưu tầm Internet

      Tập cho bé có thói quen đi vệ sinh tối thiểu ngày 2 ngày 1 lần

Song song với việc tập cho trẻ dùng bô, mỗi ngày mẹ nên dành ra 10-15 phút (hoặc tối thiểu 2 ngày một lần) cho bé ngồi vào bệ xí để tập thói quen đi vệ sinh đúng tư thế.

2.  Quan sát bé

Mẹ nên chú ý quan sát phân của bé hằng ngày để phát hiện xem có bị táo bón không. Bé cần đi đại tiện hằng ngày, thông thường phân của trẻ khỏe mạnh sẽ giống như bơ đậu phộng hoặc mềm dẻo hơn. Nếu bé khó đi, có máu trên phân hoặc trên giấy vệ sinh khi lau chùi, hoặc bé thấy đau, thì bạn nên đưa bé đến bác sĩ nhi khoa sớm.

3.  Thay đổi loại sữa

sua-binh

Ảnh: Sưu tầm Internet

    Thay đổi loại sữa cũng là một cách trị táo bón cho bé nếu nguyên nhân là do sữa

 

Táo bón không chỉ là vấn đề với trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ, mà còn ở trẻ em uống sữa ngoài. Khi con bạn bị táo bón, hãy xin ý kiến của bác sĩ nhi khoa về việc đổi loại sữa khác cho bé hoặc thêm một lượng nhỏ mận khô hay nước ép lê vào bình cho bé bú.

4. Hạn chế ăn đồ có màu trắng đơn điệu

Những loại đồ ăn kém sắc màu có xu hướng gây táo bón. Vì vậy nên cắt giảm những loại thức ăn có màu trắng đơn điệu như bánh mì, bánh gạo, bánh quy, pho mát, mì ống và thêm các loại thức ăn rau củ có màu sắc sặc sỡ vào khẩu phần ăn của bé.

5. Ăn thêm chất xơ

Ngũ cốc là nguồn thức ăn lý tưởng cung cấp chất xơ giúp ngăn chặn táo bón, nhưng hầu hết trẻ em không được ăn đủ lượng chất xơ, theo nghiên cứu gần đây của tạp chí Nghiên cứu dinh dưỡng Mỹ. Do đó hãy thêm các loại trái cây tươi, rau, ngũ cốc, mì ống, đậu lăng, các loại hạt…

6. Uống nhiều nước

Thức ăn chứa nhiều chất xơ là lý tưởng nhất cho bé, nhưng trẻ cũng cần uống nước. Từ 1-2 ly nước cho mỗi bữa ăn là điều cần thiết, theo tiến sĩ Dyan Hes, bác sĩ Nhi khoa, giám đốc Bệnh viện Nhi Gramercy, thành phố New York.

7. Giảm sữa

Khi bụng luôn căng sữa, trẻ sẽ không chịu ăn nên dẫn đến tình trạng thiếu chất xơ. Do đó các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, trẻ từ một tuổi trở lên không nên uống quá 450 gr sữa mỗi ngày và không quá 680 gr từ sau 9 tuổi. Thay vào đó nên bổ sung chất xơ vào khẩu phần ăn hàng ngày cho bé.

8.  Thêm một ít nước ép vào chế độ ăn

Mặc dù trái cây chứa nhiều chất xơ và ít đường hơn nước ép, nhưng các chuyên gia khuyên nên cho trẻ uống nước ép trái cây 100% nếu bị táo bón kéo dài. 110gr- 170 gr nước ép mận hoặc lê hằng ngày là tốt nhất.

9. Vận động

Khi cơ bụng bạn co lại, nó sẽ đẩy phân trong đường ruột xuống hậu môn dễ dàng hơn.

10.  Gặp bác sĩ 

Nếu đã làm những bước trên mà trẻ vẫn không hết táo bón, hãy đến gặp bác sĩ nhi khoa để được tư vấn phương pháp điều trị tốt nhất, đừng để tình trạng này kéo dài quá lâu.

Đánh giá bài viết

healthplus
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận

Báo cáo bài viết

Bài viết cùng chuyên mục

4 sai lầm “chết người” của mẹ khi chăm sóc trẻ tiêu chảy

Nội dung chính1. Tập thói quen đi vệ sinh2.  Quan sát bé3.  Thay đổi loại sữa4. Hạn chế ăn đồ có màu trắng đơn điệu5. Ăn thêm chất xơ6. Uống nhiều nước7. Giảm sữa8.  Thêm một ít nước ép vào chế độ ăn9. Vận động10.  Gặp bác sĩ  Theo những nghiên cứu mới ...

Trẻ có thể tử vong nếu mẹ bù nước, điện giải sai cách

Nội dung chính1. Tập thói quen đi vệ sinh2.  Quan sát bé3.  Thay đổi loại sữa4. Hạn chế ăn đồ có màu trắng đơn điệu5. Ăn thêm chất xơ6. Uống nhiều nước7. Giảm sữa8.  Thêm một ít nước ép vào chế độ ăn9. Vận động10.  Gặp bác sĩ  Ngày hè là thời điểm “nóng” của...

Khi nào cần đưa trẻ tiêu chảy đến bệnh viện

Nội dung chính1. Tập thói quen đi vệ sinh2.  Quan sát bé3.  Thay đổi loại sữa4. Hạn chế ăn đồ có màu trắng đơn điệu5. Ăn thêm chất xơ6. Uống nhiều nước7. Giảm sữa8.  Thêm một ít nước ép vào chế độ ăn9. Vận động10.  Gặp bác sĩ  Tiêu chảy là bệnh phổ biến ở...

Mẹ phải làm gì để bảo vệ sức khỏe trẻ mùa nắng nóng

Nội dung chính1. Tập thói quen đi vệ sinh2.  Quan sát bé3.  Thay đổi loại sữa4. Hạn chế ăn đồ có màu trắng đơn điệu5. Ăn thêm chất xơ6. Uống nhiều nước7. Giảm sữa8.  Thêm một ít nước ép vào chế độ ăn9. Vận động10.  Gặp bác sĩ  Nắng nóng kèm theo sự thay đổi...


© 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
Back to Top