Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 2 tuổi. Trẻ bị tiêu chảy tuy không nguy hiểm nhưng vẫn có thể dẫn đến tử vong vì mất một lượng lớn nước và muối trong cơ thể. Nhiều khi con bị tiêu chạy, cha mẹ thường cho con uống kháng sinh. Nhưng thực tế, kháng sinh không những không phải liều thuốc hiệu quả nhất, lại còn gây hại đến sức khỏe của trẻ.
Ngoài cho con dùng thuốc, cha mẹ hoàn toàn có thể áp dụng 1 trong 12 mẹo sau đây để chữa tiêu chảy ở con thật hiệu quả!
-
Uống nước lá ổi
Chuẩn bị: Lá ổi non 15 lá; nước sạch 1,5 cốc; muối.
Cách làm: Lá ổi rửa sạch ngâm nước muối khoảng 10 – 15 phút. Sau đó, cho lá ổi vào nấu với 1,5 chén nước, đun sôi khoảng 30 phút rồi nêm một chút muối. Cuối cùng, lọc lấy nước cho bé uống.
-
Hồng xiêm xanh
Chuẩn bị: hồng xiêm xanh
Cách làm: Hồng xiêm xanh cắt thành nhiều lát mỏng, phơi khô, sao vàng để dùng dần. Mỗi lần sử dụng lấy khoảng 10 lát sắc với nước uống, lượng nước phải ngập hồng xiêm. Uống ngày 2 lần, không cho trẻ uống đặc quá.
-
Rau sam
Chuẩn bị: 100-200g rau sam.
Cách làm: Nấu rau ăn hoặc nấu cháo ăn hàng ngày.
Khi đã có triệu chứng đau bụng, tiêu chảy nhiều, dùng rau sam tươi 100g, cỏ sữa tươi 50g sắc uống thay nước trong ngày. Nếu đi ngoài ra máu có thể bổ sung thêm 20g nhọ nồi, 20g rau má vào sắc uống cùng.
- Gạo rang
Chuẩn bị: Gạo: 10g sao vàng. Lá ngải cứu khô: 15g. Đường đỏ: 10g.
Cách làm: Đun sôi gạo, lá ngải cứu cùng đường đỏ. Để nguội chắt lấy nước. Uống hết 1 lần, mỗi ngày chỉ cần uống 1 lần. Sau 2 ngày dùng, trẻ sẽ khỏi.

-
Lá củ cải tươi
Chuẩn bị: lá củ cải tươi 120g; trần bì 30g
Cách làm: Đun sôi lá củ cải và trần bì, để nguội chắt lấy nước. Ngày uống 2 lần. Sau 2 – 3 ngày dùng, trẻ sẽ khỏi.
-
Lá lựu tươi
Chuẩn bị: Lá lựu tươi: 30g. Gừng tuơi: 12g. Muối ăn: 3g.
Cách làm: Đun sôi lá lựu, gừng cùng muối ăn. Để nguội, chắt nước, uống ngày 2 lần.
-
Gừng tươi
Chuẩn bị: gừng tươi 100g (hoặc gừng khô 30g). Lá chè khô: 5 g.
Cách làm: Đun sôi gừng và lá chè với 800g nước cho đến khi còn 2/3 số nước rồi đổ thêm 15g dấm gạo, chia uống 3 lần/ ngày.
-
Lá mơ
Chuẩn bị: lá mơ 100g (mơ tía thì tốt và thơm hơn lá mơ trắng)
Cách làm: Lá mơ rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng 5 phút, vớt ra để ráo nước. Sau đó, rã lá mơ thật nhỏ, rồi cho vào bát và đập 1 quả trứng gà, đồng thời thêm một chút muối (cho vừa miệng), trộn đều. Trở đều hai mặt cho trứng và rau mơ chín đều, lấy ra cho bé ăn (ngày 2 lần).
-
Búp ổi
Cách làm: Lấy vài búp ổi, sắc lên lấy nước cho bé uống, mỗi lần cho uống đổ 1 tí vào cái chén, dằn ngửa bé ra rồi đổ vào miệng, lượng nước ít thôi để bé khỏi bị sặc.
-
Chuối tiêu xanh
Cách làm: Chuối tiêu xanh mẹ gọt mỏng lớp vỏ xanh bên ngoài, để lại lớp vỏ xanh bên trong (hoặc tước vỏ cũng được), xay nhuyễn trộn với cháo rồi nấu chín cho bé ăn trong khoảng 3 ngày.
-
Cỏ sữa
Chuẩn bị: Cây cỏ sữa 2 nắm; nấm mèo: 5 tai; đậu đen xanh lòng 50gram (loại đậu vỏ màu đen nhưng khi các mẹ cắn ra thì thấy ruột bên trong màu xanh).
Cách làm: cỏ sữa rửa sạch; nấm mèo ngâm cho nở ra rửa sạch rồi thái dài và mỏng. Bắc song song 2 chảo ở 2 bếp: 1 bếp sao đậu đen, 1 bếp sao nấm mèo, xong rồi sao cỏ sữa. Cho cả 3 thứ sau khi sao vào 1 cái nồi, lấy 3 bát nước sắc nhỏ lửa còn 0,5 bát cho bé uống trong 1 ngày, không được để qua ngày hôm sau.
-
Cải tươi
Chuẩn bị: lá cải tươi120g, trần bì 30g.
Cách làm: cho hai loại lá vào nước đun chung chắt lấy hai bát con nước dùng uống hai lần/ ngày. Sau 2-3 ngày dùng thuốc, bệnh sẽ khỏi.
Dẫu gì, trên đây cũng chỉ là những mẹo chữa tạm thời. Trẻ chỉ có thể khỏi dứt điểm, không bị tiêu chảy lại khi mẹ chuẩn bị cho trẻ chế độ ăn hợp lí, nhiều rau xanh, nhiều hoa quả và nhiều nước. Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng men vi sinh như một liều thuốc tuyệt vời cho trẻ bị tiêu chảy. Men vi sinh có tác dụng tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa cho trẻ, hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn, tăng cường hấp thu dưỡng chất, tăng cường hệ miễn dịch dùng cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em chán ăn sau khi bị tiêu chảy, sau ốm hoặc suy dinh dưỡng, tiêu hóa hoặc hấp thu kém.
Men vi sinh tốt nhất là một trong những loại men vi sinh chứa 2 thành phần là Probiotics và Prebiotics, được sản xuất với công nghệ bao kép Lab2Pro giúp bảo vệ vi khuẩn chống chịu được các tác động của môi trường acid trong dạ dày và dịch mật (pH 2-4), bảo đảm cung cấp đủ lượng vi khuẩn đến đích là ruột để phát huy tác dụng.
Chúc các con luôn khỏe mạnh.

- Táo bón ở trẻ sơ sinh : Mẹ làm gì khi trẻ sơ sinh bị táo bón ?
- Nội dung chínhUống nước lá ổiHồng xiêm xanhRau samLá củ cải tươiLá lựu tươiGừng tươiLá mơBúp ổiChuối tiêu xanhCỏ sữaCải tươi Thời tiết nóng nực kết hợp với việc ăn uống không điều độ, không uống đủ nước khiến trẻ sơ sinh có thể mắc một số loại bệnh. Trong đó bệnh táo bón. Trẻ...
- Xem thêm
Để liên tục được tư vấn và theo dõi các thông tin dinh dưỡng cho bé,Rối loạn tiêu hoá – Trẻ sơ sinh liên quan đến sữa,Trẻ ăn dặm, trẻ biếng ăn,bé bị tiêu chảy, Trị táo bón,… hãy gọi theo số 0439.959.969 – 1900.545439 hoặc gửi mail đến hòm thư bác sĩ Hải: bslethihai@bekhoemevui.vn để được tư vấn, giải đáp miễn phí.
Có thể bạn quan tâm :