TRỜI LẠNH, MẸ NÊN ĐỀ PHÒNG CÁC BỆNH NÀY CHO BÉ! - Bé khỏe mẹ vui

TRỜI LẠNH, MẸ NÊN ĐỀ PHÒNG CÁC BỆNH NÀY CHO BÉ!

01/03/2017 | 11:14 Chiều   Lượt xem: 1846

Khi trời trở lạnh, sức đề kháng của trẻ còn yếu dễ khiến trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp trên và hô hấp dưới. Nhưng nếu biết cách phát hiện và đề phòng sớm, mẹ hoàn toàn có thể bảo vệ bé khỏi những căn bệnh mà bé dễ gặp phải này.

Có thể bạn quan tâm : 

  1. Bệnh viêm họng

Viêm họng là biểu hiện bé kêu đau họng khi nói hay khi uống nước, nuốt thức ăn; kèm theo đó là sốt từ 37,5 – 38 độ C. Mẹ có thể kiểm tra xem cổ họng bé có bị sưng không, lúc nói hay lúc ho có đau rát không. Nếu có nước mũi, sụt sịt, tắc mũi thì mẹ có thể chắc chắn con đang bị viêm họng.

  1. Viêm VA

Khi bị viêm VA, trẻ sốt từ 38 – 390C (đôi khi sốt cao hơn), chảy nước mũi. Những ngày đầu nước mũi còn trong, nhầy, càng về những ngày sau nước mũi đặc hơn (chính là mủ) có màu vàng hoặc trắng đục (nếu do vi khuẩn tụ cầu hoặc do vi khuẩn H.influenzae, S. pneumoniae) hoặc màu xanh (nếu VA bị viêm bởi trực khuẩn mủ xanh thì nước mũi thường có màu xanh cho nên người ta thường gọi là thò lò mũi xanh). Trẻ bị viêm VA thường bị nghẹt mũi, lúc ngủ thường thở bằng mồm cho nên có thể để lại hậu quả về sau là bị răng vẩu (nếu không điều trị). Khi trẻ bị viêm VA, ngoài các triệu chứng kể trên, trẻ cũng bị ho, mệt mỏi, ít chịu chơi và hay quấy khóc.

  1. Viêm mũi

Viêm mũi là tình trạng bé bị tắc mũi, nghẹt mũi, khó thở đặc biệt về ban đêm, thậm chí bé sốt, hắt hơi, chảy nước mũi trong. Viêm mũi tuy không nguy hiểm nhưng lại gây ra biến chứng làm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ như giảm thị lực, viêm họng, ho kéo dài, viêm thanh – khí – phế quản…

Cách chữa bệnh viêm mũi viêm họng ở trẻ

  1. Viêm phế quản

Khi bị viêm phế quản, triệu chứng đầu tiên là trẻ bị sổ mũi và ho, mũi có nhiều dịch nhầy. Khi bé bị viêm phế quản, mẹ nên làm sạch mũi cho bé thường xuyên bằng cách dùng nước muối sinh lý để bé dễ thở hơn.

  1. Viêm phế quản phổi

Bé thường bị viêm phế quản phổi khi bị nhiễm lạnh. Trường hợp này nguy hiểm hơn các bệnh trên do có thể dẫn đến tình trạng suy hô hấp thậm chí tử vong nếu mẹ không để ý kịp thời. Các triệu chứng của viêm phế quản phổi thường khó nhận biết vì không có triệu chứng nào rõ rệt. Nếu mẹ thấy bé khóc vì khó thở, chán ăn, hay nôn hoặc đau ngực… thì đó cũng có thể là triệu chứng ban đầu của viêm phế quản phổi. Để phòng chống viêm phế quản phổi, mẹ cần cho bé đi thăm khám định kỳ và tiêm chủng đầy đủ.

Để trẻ khỏe mạnh trong mùa đông, điều quan trọng nhất là mẹ cần tránh bé bị nhiễm lạnh. Mỗi khi ra ngoài (đi học hoặc đi chơi) cần mặc ấm cho trẻ, chú ý giữ ấm cổ, tay và chân. Mỗi lần trẻ uống nước, uống sữa cần cho trẻ uống ấm, không nên cho trẻ uống nước, sữa lạnh. Bổ sung thêm Immune Alpha, Sữa non, Fos nhằm tăng sức đề kháng cho trẻ.. Khi trẻ sốt, ho hoặc có kèm theo khó thở thì cần cho trẻ đi khám bệnh càng sớm càng tốt (có thể khám ở chuyên khoa nhi hoặc chuyên khoa tai, mũi, họng) để được chẩn đoán bệnh sớm và có hướng điều trị ngay từ đầu, không nên để bệnh quá muộn mới đưa trẻ đi khám.

Để liên tục được tư vấn và theo dõi các thông tin dinh dưỡng cho bé,Rối loạn tiêu hoáTrẻ sơ sinh liên quan đến sữa,Trẻ ăn dặm, trẻ biếng ăn,bé bị tiêu chảy, Trị táo bón,… hãy gọi theo số 0439.959.9691900.545439 hoặc gửi mail đến hòm thư bác sĩ Hải: bslethihai@bekhoemevui.vn để được tư vấn, giải đáp miễn phí.

Đánh giá bài viết

healthplus
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận


    Báo cáo bài viết

    Bài viết cùng chuyên mục

    Trẻ sơ sinh tiêu chảy, mẹ có nên kiêng khem?

    Trước khi ra đời, dây rốn chính là dây nối khăng khít nhất giữa mẹ và bé. Sau khi chào đời, sữa mẹ sẽ thay thế dây rốn mang đến cho trẻ nguồn dinh dưỡng, kháng thể và tất cả những gì trẻ cần để lớn lên và hoàn thiện. Vậy nên, với mỗi đứa...

    Những mối lo ngại khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

    Không giống như tình trạng táo bón dễ nhận biết, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường biểu hiện ở sự thay đổi trong cách đi tiêu nhưng nếu không để ý kỹ, cha mẹ thường khó nhận ra. Vậy trẻ đi ngoài mấy lần là tiêu chảy? Phân còn sệt có là tiêu chảy...

    4 sai lầm “chết người” của mẹ khi chăm sóc trẻ tiêu chảy

    Theo những nghiên cứu mới nhất, tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ hai gây tử vong chỉ sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Một trong những lý do khiến trẻ có nguy cơ tử vong cao do tiêu chảy là sự thiếu hiểu biết của các mẹ dẫn đến những sai lầm trong...

    Trẻ có thể tử vong nếu mẹ bù nước, điện giải sai cách

    Ngày hè là thời điểm “nóng” của dịch bệnh tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đây cũng được coi là một nỗi ám ảnh của các mẹ, bởi tiêu chảy không chỉ khiến con mệt mỏi, biếng ăn, chậm tăng cân mà có thể còn gây ra những hệ lụy nguy hiểm hơn...

    
    © 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
    Back to Top