Tư vấn về tình trạng cân nặng của trẻ 10 tháng tuổi - Bé khỏe mẹ vui

Tư vấn về tình trạng cân nặng của trẻ 10 tháng tuổi

18/09/2016 | 10:38 Chiều   Lượt xem: 2320

Câu hỏi:

“ Bé trai nhà tôi được 9 tháng 23 ngày, nặng 8,1 kg. Hằng ngày tôi cho bé ăn 3 bữa bột với đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng: tinh bột, chất đạm,chất xơ và chất béo. Ngoài ra giữa các bữa chính tôi còn cho bé ăn trái cây hoặc yaourt tự làm nhưng bé lại lên cân rất ít. Bé không chịu bú sữa ngoài mà vẫn bú mẹ nhưng chỉ bú nhiều vào ban đêm, ban ngày thì rất ít.

Ngoài ra, ban đêm bé ngủ rất hay lăn lộn, đổ mồ hôi trộm và tóc đằng sau đầu có một vệt chia nửa tóc ra làm 2 phần rõ rệt. Đây có phải là rụng tóc vành khăn không thưa bác sĩ? Ngoài ra, đầu bé bẹp từ lúc sinh ra, như vậy có phải là bị còi xương hay không? Tôi đọc thì thấy mọi người đều khuyên nên cho con uống vitamin D, nhưng không hiểu đơn vị đo “400Ul” là gì? Và làm thế nào để cải thiện cân nặng của bé?

Rất mong sự tư vấn của bác sĩ. Xin cảm ơn.

image_from_url

Trả lời

Chào bạn,

Bé nhà bạn có cân nặng trung bình theo độ tuổi, phát triển về tinh thần và vận động rất tốt. Tuy nhiên, bé đang có những biểu hiện của bệnh còi xương như: rụng tóc vành khăn, đổ mồ hôi trộm, khó ngủ… Bạn nên bổ sung phô mai, sữa vào chế độ ăn hằng ngày của bé. Vì mỗi ngày bé cần ít nhất 600 ml sữa. Nếu con không chịu bú sữa ngoài, mẹ có thể vắt sữa ra, pha thêm sữa bột vào rồi đút muỗng cho con uống.

Ngoài ra, trong khẩu phần ăn hàng ngày của bạn, cần tăng thêm lượng sữa và chất đạm để nguồn sữa được bổ dưỡng và cung cấp đầy đủ năng lượng cho bé. Bạn cũng cần cho bé uống thêm vitamin D3 400 đơn vị quốc tế (UI) mỗi ngày.

Cho bé ăn 2-3 hộp sữa chua mỗi ngày (100ml/ hộp) có trộn thêm men vi sinh để hỗ trợ khả năng tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thụ và phòng tránh bệnh tật cho bé. Bạn nên chọn loại men vi sinh có nguồn gốc từ kim chi Hàn Quốc như men vi sinh Golden Lab để tối đa lượng vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa của bé bởi nó rất giàu Probiotic.

Thân mến!

  • Thực đơn cho bé 6 – 8 tháng tuổi
  • 6 – 8 tháng tuổi là thời kỳ bé đang ăn dặm nhiều hơn. Bé ít bú mẹ hơn, thay vào đó là sữa công thức và các món ăn dặm bổ dưỡng được ba mẹ chuẩn bị tỉ mỉ cho bé.
  • Xem thêm

Để liên tục được tư vấn và theo dõi các thông tin dinh dưỡng cho bé,Rối loạn tiêu hoáTrẻ sơ sinh liên quan đến sữa,Trẻ ăn dặm, trẻ biếng ăn,bé bị tiêu chảy, Cách trị táo bón,… hãy gọi theo số 0439.959.9691900.545439 hoặc gửi mail đến hòm thư bác sĩ Hải: bslethihai@bekhoemevui.vn để được tư vấn, giải đáp miễn phí.

Rate this post
tapchiyduoc
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận


    Báo cáo bài viết

    Bài viết cùng chuyên mục

    Trẻ sơ sinh tiêu chảy, mẹ có nên kiêng khem?

    Trước khi ra đời, dây rốn chính là dây nối khăng khít nhất giữa mẹ và bé. Sau khi chào đời, sữa mẹ sẽ thay thế dây rốn mang đến cho trẻ nguồn dinh dưỡng, kháng thể và tất cả những gì trẻ cần để lớn lên và hoàn thiện. Vậy nên, với mỗi đứa...

    Những mối lo ngại khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

    Không giống như tình trạng táo bón dễ nhận biết, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường biểu hiện ở sự thay đổi trong cách đi tiêu nhưng nếu không để ý kỹ, cha mẹ thường khó nhận ra. Vậy trẻ đi ngoài mấy lần là tiêu chảy? Phân còn sệt có là tiêu chảy...

    4 sai lầm “chết người” của mẹ khi chăm sóc trẻ tiêu chảy

    Theo những nghiên cứu mới nhất, tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ hai gây tử vong chỉ sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Một trong những lý do khiến trẻ có nguy cơ tử vong cao do tiêu chảy là sự thiếu hiểu biết của các mẹ dẫn đến những sai lầm trong...

    Trẻ có thể tử vong nếu mẹ bù nước, điện giải sai cách

    Ngày hè là thời điểm “nóng” của dịch bệnh tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đây cũng được coi là một nỗi ám ảnh của các mẹ, bởi tiêu chảy không chỉ khiến con mệt mỏi, biếng ăn, chậm tăng cân mà có thể còn gây ra những hệ lụy nguy hiểm hơn...

    
    © 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
    Back to Top