Tư thế yooga cho bà bầu

Tư thế yooga cho bà bầu

15/09/2014 | 2:31 Chiều   Lượt xem: 1466

Tư thế yooga cho bà bầu

Yooga là bộ môn lý tưởng giành cho bà bầu bởi yếu tố nhẹ nhàng, tốn ít năng lượng. Dưới đây là những tư thế hữu ích cho sức khỏe bà bầu.

Squatting

Ngồi xổm, tư thế giúp thư giãn và mở xương chậu, làm khỏe bắp đùi. Với tư thế này, khi bắt đầu cảm thấy nặng hơn, bụng lớn rõ, mẹ bầu có thể sử dụng đạo cụ như các khối yoga hoặc một chồng báo để có thể ngồi nghỉ. Sau đó tập trung thư giãn để hít thở sâu vào vùng bụng, cung cấp đầy đủ oxy cho thai nhi.
– Đứng đối diện với phần lưng dựa của một chiếc ghế, hai chân đặt rộng bằng hông, ngón chân hướng ra hai bên, tay có thể bám lưng ghế để giữ thăng bằng
– Hơi ưỡn ngực ra phía trước, vai thả lỏng, sau đó hạ thấp xương cụt như thể bạn đang ngồi xuống một chiếc ghế. Cố gắng cân bằng cơ thể trong tư thế này, trọng lượng dồn vào gót chân
– Hít sâu và thở ra hết rồi dùng chân nâng người đứng thẳng.

yoga

Ảnh: Sưu tầm Internet

Để làm tốt tư thế này bạn hãy nhờ người thân giúp đỡ

Baddha Konasana

Đây là tư thế ngồi giúp mở xương chậu, bài tập dành cho mẹ bầu ở tháng cuối thai kì giúp chuyển dạ dễ dàng.
– Ngồi thẳng lưng
– Khoanh chân, hai lòng bàn chân chạm vào nhau
– Ấn nhẹ hai đầu gối xuống sàn, không nhất thiết phải chạm sàn
– Thả rồi lại ấn hai đầu gối xuống
– Lặp lại cho đến khi bạn cảm thấy thoải mái.
Pelvic tilt hay còn gọi là Cat-Cow:
Tư thế này giúp làm giảm đau lưng, một vấn đề thường gặp trong thai kỳ.
– Đỡ cơ thể bằng tay và đầu gối, hai tay rộng bằng vai, hai đầu gối rộng bằng hông, giữ thẳng tay không trùng khuỷu tay.
– Cong lưng lên khi hít vào sâu
– Thư giãn trùng lưng xuống và thở ra hết
– Lặp lại theo nhịp thở của bạn.

Side-lying

Nằm nghiêng là một tư thế nghỉ rất tốt sau khi hoàn thành một buổi tập
– Nằm nghiêng bên trái hoặc bên phải
– Đầu tựa trên cánh tay hoặc thảm
– Dùng chiếc gối ôm hoặc cuộn một chiếc chăn cá nhân để đặt giữa hai đùi giúp hỗ trợ phần hông của mẹ bầu
– Hít thở sâu hoặc theo hướng dẫn của giáo viên yoga nếu bạn định tham dự một lớp học.

Lưu ý: bạn có thể bỏ qua bất cứ tư thế nào yêu cầu bạn phải nằm phẳng trên lưng lâu hơn vài phút, đặc biệt sau 3 tháng đầu thai kì. Nằm ngửa như vậy có thể gây áp lực lên tĩnh mạch chủ dưới của mẹ bầu (tĩnh mạch trả máu từ chân về tim), có thể gây chóng mặt, khó thở và buồn nôn. Tuy nhiên cũng có những phụ nữ cảm thấy rất thoải mái với tư thế này trong suốt quá trình mang thai.

Đánh giá bài viết

tapchiyduoc
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận

Báo cáo bài viết

Bài viết cùng chuyên mục

Trẻ sơ sinh tiêu chảy, mẹ có nên kiêng khem?

Nội dung chínhTư thế yooga cho bà bầuSquattingBaddha KonasanaSide-lying Trước khi ra đời, dây rốn chính là dây nối khăng khít nhất giữa mẹ và bé. Sau khi chào đời, sữa mẹ sẽ thay thế dây rốn mang đến cho trẻ nguồn dinh dưỡng, kháng thể và tất cả những gì ...

Những mối lo ngại khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Nội dung chínhTư thế yooga cho bà bầuSquattingBaddha KonasanaSide-lying Không giống như tình trạng táo bón dễ nhận biết, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường biểu hiện ở sự thay đổi trong cách đi tiêu nhưng nếu không để ý kỹ, cha mẹ thường khó nhận ra. Vậy trẻ ...

4 sai lầm “chết người” của mẹ khi chăm sóc trẻ tiêu chảy

Nội dung chínhTư thế yooga cho bà bầuSquattingBaddha KonasanaSide-lying Theo những nghiên cứu mới nhất, tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ hai gây tử vong chỉ sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Một trong những lý do khiến trẻ có nguy cơ tử vong cao do tiêu ...

Trẻ có thể tử vong nếu mẹ bù nước, điện giải sai cách

Nội dung chínhTư thế yooga cho bà bầuSquattingBaddha KonasanaSide-lying Ngày hè là thời điểm “nóng” của dịch bệnh tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đây cũng được coi là một nỗi ám ảnh của các mẹ, bởi tiêu chảy không chỉ khiến con mệt mỏi, biếng ăn, chậm ...


© 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
Back to Top