VÌ SAO BÉ ĂN NHIỀU CHẤT XƠ NHƯNG VẪN BỊ TÁO BÓN? - Bé khỏe mẹ vui

VÌ SAO BÉ ĂN NHIỀU CHẤT XƠ NHƯNG VẪN BỊ TÁO BÓN?

29/10/2016 | 12:43 Sáng   Lượt xem: 11683

Táo bón – tình trạng diễn ra khá phổ biến ở trẻ em, mà nguyên nhân chủ yếu gây ra do chế độ ăn uống không hợp lí. Thông thường, trẻ có xu hướng ăn thịt cá, thay vì ăn rau củ, hoa quả, là lí do dẫn đến táo bón.

Tuy nhiên, cá biệt, có nhiều trường hợp, cha mẹ cho con ăn nhiều chất xơ nhưng con vẫn bị táo bón! Vậy nguyên nhân là do đâu, cha mẹ làm gì để khắc phục tình trạng này?

Cha mẹ cần phải hiểu, bên cạnh chế độ ăn không hợp lí, có rất nhiều lí do khiến trẻ bị táo bón, mà có thể liệt kê như sau:

– Trẻ bị táo bón do mẹ cho ăn nhiều sản phẩm từ sữa (phô mai, sữa công thức)

– Trẻ bị táo bón do ăn hoa quả chát như chuối xanh, sung, ổi, hồng xiêm…

– Trẻ uống ít nước

– Tâm lí sợ đi vệ sinh, ngại đi vệ sinh, nhịn đi vệ sinh

Đôi khi, mẹ cho ăn nhiều chất xơ, nhưng lượng chất xơ không hợp lý hoặc đến từ các nguồn không hợp lí cũng sẽ khiến con bị táo bón thay vì nhuận tràng như mẹ vẫn nghĩ.

Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể khắc phục kịp thời tình trạng này bằng cách thay đổi lại chế độ ăn uống, sinh hoạt của bé như:

– Cho bé uống nhiều nước, ở mỗi lứa tuổi, nhu cầu nước ở trẻ là khác nhau. Trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn không cần uống nước nhưng nếu bé bị táo bón thì vẫn cho uống 100 – 200 ml nước/ngày. Trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 – 12 tháng uống 200 – 300 ml nước/ngày. Trẻ 1 – 3 tuổi uống 500 – 600 ml nước/ngày. Trẻ 3 – 5 tuổi uống 1000 ml nước/ngày. Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn: 1500 – 2000 ml nước/ngày.

vì sao trẻ bị táo bón

– Đảm bảo bữa ăn cân đối giữa các nhóm thực phẩm: đạm, béo, tinh bột, xơ. Không cho bé ăn nhiều đạm. Tích cực cho bé ăn thêm khoai lang, rau dền, mồng tơi và hoa quả như chuối chín, bưởi, cam, đu đủ…Bổ sung thêm prebiotics và probitics từ các nguồn bên ngoài như men vi sinh, sữa giúp hệ tiêu hóa làm việc dễ dàng, kích thích hấp thụ chất dinh dưỡng.

– Tập cho bé đi vệ sinh đúng giờ quy định.

– Mẹ nên khuyến khích bé tham gia các hoạt động vận động tay chân, xoa bụng cho bé mỗi ngày để kích thích tăng nhu động ruột.

Chúc các bé luôn khỏe!

Để liên tục được tư vấn và theo dõi các thông tin dinh dưỡng cho bé,Rối loạn tiêu hoáTrẻ sơ sinh liên quan đến sữa,Trẻ ăn dặm, trẻ biếng ăn,bé bị tiêu chảy, Trị táo bón,… hãy gọi theo số 0439.959.9691900.545439 hoặc gửi mail đến hòm thư bác sĩ Hải: bslethihai@bekhoemevui.vn để được tư vấn, giải đáp miễn phí.

Có thể bạn quan tâm : 

Rate this post
healthplus
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận


    Báo cáo bài viết

    Bài viết cùng chuyên mục

    CÁCH CHỮA TIÊU CHẢY CHO BÉ

      Bé bị tiêu chảy là một trong những tình trạng rất thường gặp. Thế nhưng đây được giá là một trong những vấn đề hết sức nghiêm trọng mà nếu như không được chủ động trong việc thăm khám và điều trị kịp thời thì những ảnh hưởng đối với sức khỏe của trẻ...

    Trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm sao?

    Đối với trẻ sơ sinh, hệ tiêu hóa còn non nớt thì gặp táo bón thực sự là nam giải và khiến không ít bậc cha mẹ lo lắng. Đặc biệt tình trạng này ở trẻ sở sinh không thể áp dụng biện pháp ăn nhiều chất xơ như đối với người lớn mà cần...

    TRẺ SƠ SINH BỊ TÁO BÓN MẸ CẦN LƯU Ý ĐIỀU GÌ ?

    Với trẻ sơ sinh, nếu thấy trẻ có dấu hiệu như  đi cầu khó khăn, uốn người khó chịu khi rặn, số lần đi cầu ít (1-2 ngày mới đi 1 lần) thì cần nghĩ ngay tới nguyên nhân trẻ bị táo bón. Táo bón cũng là dấu hiệu của tình trạng rối loạn tiêu...

    TRẺ SƠ SINH BỊ TÁO BÓN – NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP

    Trẻ sơ sinh là đối tượng rất dễ bị táo bón do bộ máy tiêu hóa chưa hoàn thiện, trẻ uống sữa công thức cũng sẽ có nguy cơ bị táo bón cao hơn so với trẻ bú mẹ hoàn toàn. Để xác định trẻ có đang gặp phải tình trạng táo bón hay không,...

    
    © 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
    Back to Top