Viêm đường hô hấp: Khi nào bé cần dùng kháng sinh?

Viêm đường hô hấp: Khi nào bé cần dùng kháng sinh?

03/02/2014 | 8:45 Sáng   Lượt xem: 3773

Điều trị viêm đường hô hấp trên cho bé có phải lúc nào cũng cần dùng kháng sinh và những tác dụng phụ của thuốc sẽ ảnh hưởng tới bé như thế nào?

Với đặc thù khí hậu nhiệt đới gió mùa của nước ta, nhiều người bị viêm đường hô hấp, đặc biệt là trẻ em trong giai đoạn chuyển mùa.

Có bà mẹ phàn nàn, từ khi 3 tháng tuổi đến khi đã vào lớp 1, bé thường xuyên bị viêm mũi họng (viêm đường hô hấp trên). Tháng nào cũng phải ghé bác sĩ và thường xuyên phải uống kháng sinh. Trung bình cứ một tháng bé uống kháng sinh một lần.

Viêm đường hô hấp: Khi nào bé cần dùng kháng sinh?

Ảnh: Sưu tầm Internet

Các bà mẹ lo lắng con mình uống nhiều kháng sinh sẽ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của bé như tiêu chảy hoặc bị táo bón. Họ cũng lo rằng khi sử dụng nhiều kháng sinh, bé sẽ bị nhờn thuốc về sau khó điều trị hơn.

Bác sĩ Nguyễn Văn Tú (Phó Trưởng Khoa Cấp Cứu BV Nhi TW) cho biết, bé dưới 1 tuổi thường bị viêm đường hô hấp trên (được tính từ thanh quản, hầu họng, mũi và tai ). Còn theo một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã chỉ ra, bé dưới 1 tuổi thường mắc viêm đường hô hấp trên 8 – 10 đợt một năm.

Nguyên nhân hầu hết là do các loại virut gây ra như virut cúm, virut hợp bào hô hấp… Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác hay gặp như Hemophilus Influenza. Loại này ngoài gây viêm đường hô hấp còn có thể gây nên viêm màng não mủ.

Để điều trị đúng triệu chứng, không lạm dụng thuốc kháng sinh các bà mẹ cần biết:

Điều trị triệu chứng: Khi bé bị viêm đường hô hấp trên, cách xử lý chủ yếu là điều trị triệu chứng như: hạ sốt, cho bé sử dụng các loại thuốc long đờm, giãn phế quản. Nếu bé bị phế quản bị co thắt, vỗ rung cho bé để giúp dẫn lưu đờm.

Vệ sinh mũi họng, răng miệng: Đây chính là cửa ngõ để nguồn bệnh lây lan. Các bà mẹ cần lưu ý rửa sạch tay chân cho bé, dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi họng cho bé hàng ngày sẽ hỗ trợ được quá trình điều trị bệnh.

Cho bé uống nhiều nước và hạ sốt cho bé: Thường xuyên theo dõi thân nhiệt cho bé, nếu nhiệt độ cơ thể bé trên 38,5oC. Bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 5 – 7 ngày.

Cho bé đi khám bác sĩ khi sốt trên ba ngày: Điều này giúp xác định nguyên nhân chính xác. Phụ huynh không nên tự cho bé uống kháng sinh, nhất là các bà mẹ có thói quen dùng đơn cũ để kê bệnh mới, sẽ điều trị không đúng nguyên nhân, dễ gây kháng thuốc và có những tác dụng không có lợi cho bé.

Chỉ dùng kháng sinh khi bé bị nhiễm vi khuẩn: Kháng sinh nếu được chỉ định đúng thì có lợi cho bé nhiều hơn là những tác dụng phụ. Một số loại kháng sinh có thể gây đi ngoài lỏng nhưng không nặng, bé tự khỏi khi ngừng dùng thuốc. Do đó, chỉ cho bé uống kháng sinh khi có bằng chứng bé bị nhiễm vi khuẩn và được bác sĩ chỉ định.
Uống vitamin C để tăng sức đề kháng: Khi bé bị ốm, nên cho bé uống vitamin C, có tác dụng làm tăng sức đề kháng và giải nhiệt cho cơ thể. Hiện có loại vitamin C giọt, các bà mẹ có thể bổ sung cho bé theo đợt 7-10 ngày. Hoặc trong nước cam tỷ lệ vitamin C rất cao nên có thể cho uống nước cam khi bé ốm nhưng không quá 120ml/ngày cho bé 1 tuổi.

Đánh giá bài viết

healthplus
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận

Báo cáo bài viết

Bài viết cùng chuyên mục

Cách chữa trị tiêu chảy cho bé tại nhà

  Tiêu chảy là một bệnh do đường ruột bị ảnh hưởng bởi vi khuẩn và thường kéo dài từ vài ngày đến một tuần. Tiêu chảy sẽ làm cơ thể bé sốt, buồn nôn, ói mửa, đau bụng và mất nước. Dưới đây là cách chữa trị cho bé bị tiêu chảy tại nhà....

CÁCH CHỮA TIÊU CHẢY CHO BÉ

  Bé bị tiêu chảy là một trong những tình trạng rất thường gặp. Thế nhưng đây được giá là một trong những vấn đề hết sức nghiêm trọng mà nếu như không được chủ động trong việc thăm khám và điều trị kịp thời thì những ảnh hưởng đối với sức khỏe của trẻ...

Thuốc bổ dành cho trẻ biếng ăn

  Trẻ biếng ăn, còi cọc, chậm lớn là vấn đề khiến không ít bậc phụ đau đầu lo lắng. Trẻ biếng ăn không chỉ đơn giản và do nhu cầu dinh dưỡng của trẻ giảm đi mà đó còn là một trong những biểu hiện của tình trạng rối loạn chức năng tiêu hóa....

TRẺ BIẾNG ĂN UỐNG THUỐC GÌ?

Rối loạn tiêu hóa, yếu tố tâm lý, chế độ dinh dưỡng không thích hợp… là những nguyên nhân điển hình khiến trẻ xuất hiện tình trạng biếng ăn. Khi trẻ gặp vấn đề này thì cha mẹ có tâm lý lo lắng là điều hoàn toàn dễ hiểu. Nhiều bậc phụ huynh luôn trăn...


© 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
Back to Top